Nếu khu Đông bến xe miền Đông, thì ở khu Nam cũng có đề án bến xe miền Tây mới, phương án giảm áp lực lên hạ tầng khu vực bến xe cũ ở đường Kinh Dương Dương, vốn thường xuyên xảy ra ùn tắc trong nhiều năm nay. Và tiêu điểm của vấn đề là: “bến xe miền Tây mới ở đâu và khi nào khởi công”.
Quy hoạch 1/500 Bến Xe Miền Tây Mới
Được triển khai bởi đồng chủ đầu tư SAMCO (Tổng Công ty Cơ khí Giao thông vận tải Sài Gòn) của bến xe miền Đông mới, biến xe miền Tây mới được mô tả chi tiết như sau:
- Vị trí: bến xe miền Tây mới có vị trí tại xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh.
- Kinh phí bồi thường – giải phóng mặt bằng: 726 tỷ VND, dự kiến hoàn thiện giải phóng mặt bằng quý 3/2017.
- Tổng diện tích giải phóng mặt bằng: 24.33 ha. Trong đó:
- Diện tích xây dựng bến xe mới: 17ha.
- Depot (trạm bảo hành sửa xe) của bus BRT (bus nhanh) và lộ giới quốc lộ 1A: 4.33 ha.
- Lượng khách phục vụ/ngày: hơn 30.000 người.
- Lượt xe xuất bến/ngày: 1.400 lượt.
- Cao điểm: 63.000 lượt hành khách/ngày, 2.200 lượt xe xuất bến/ngày.
Dự án bến xe miền Tây mới được kết nối đồng bộ với các hệ thống giao thông công cộng khác là:
- Tuyến metro 3a: Bến Thành – Tân Kiên (Bình Chánh).
- Monorail số 2: QL50 – Nguyễn Văn Linh – Trần Não – Xuân Thủy (Q.2) – Bình Quới – Thanh Đa (Bình Thạnh).
- Xe bus: nhanh BRT và các tuyến bus khác hình thành trong tương lai.
- Dự án đã được duyệt 1/500 vào tháng 06/2016.
Mục tiêu & nhiệm vụ đầu tư bến xe miền Tây mới
Xây dựng thay thế mới bến xe miền Tây hiện tại, kết nối trực tiếp với các công trình giao thông cộng khác. Chi tiết đã nên bên trên và giảm phần ùn tắc giao thông trong nội đô.
Bến xe sẽ được triển khai theo mô hình TOD – Transit Oriented Development. Tức phát triển theo cơ sở hệ thống giao thông công cộng, bên cạnh là tổ hợp các công trình khác. Như thương mại – mua sắm, lưu trú, văn phòng.
Mô hình TOD này cũng đang được áp dụng với quy hoạch của bến xe miền Đông, khi tổng thể được kết nối liên hoàn với metro số 1. Đồng thời công trình cũng triển khai đa dạng các loại hình khác để phục vụ nhu cầu của hàng khách.
Mô hình này vốn là xu hướng với các bến xe liên khu vực ở các đô thị khác trên thế giới, khi hàng khách được đáp ứng đầy đủ nhu cầu tại nhà xe như đi lại, lưu trú, mua sắm, ăn uống và đảm bảo được an ninh.
Đồng thời, bến xe miền Tây mới sẽ giải quyết vấn đề áp lực giao thông đang vướn tại bến xe cũ. Đảm bảo kết nối liên thông hệ thống giao thông các trục QL1A, cao tốc TPHCM – Trung Lương, Nguyễn Văn Linh, các đô thị, khu dân cư mới.
Ngoài ra, đây là một trong những yếu tố giúp thúc đẩy mặt bằng giá thị trường nhà đất Bình Chánh ở thời điểm hiện tại.
Kèm theo đó, mô hình bến xe mới sẽ được điều hướng giao thông tách biệt, không tổ chức chung với khu dân cư liền kề. Ở đây là khu E trong tổng thể quy hoạch khu đô thị Nam Sài Gòn; điều đó nhằm đảm bảo an ninh trật tự và mỹ quan đô thị.
Vị trí bến xe miền Tây mới nằm chính xác ở đâu?
Từ vị trí Bến Xe Miền Tây hiện tại, số 395 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, Bình Tân về huyện Bình Chánh. Ban đầu quy hoạch, bến xe sẽ được dời về xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh và đã được chấp thuận.
Nhưng tới 2014, khi Ủy Ban TP.HCM đã kiến nghị Bộ Giao thông vận tải điều chỉnh quy hoạch bến xe về xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh. Hiện tại, quỹ đất mới đang nằm ngay góc đường Nguyễn Văn Linh giao QL1A và nút giao cao tốc TP.HCM – Trung Lương. Chi tiết vị trí như sau:
- phía Nam: giáp Nguyễn Văn Linh và nút giao Nguyễn Văn Linh – QL1A.
- phía Bắc: gần giao với ngã 4 Bình Điền, đường Hoàng Đạo Thúy.
- phía Đông: giáp quy hoạch khu dân cư Bình Điền.
- phía Tây: giáp QL 1A.
Ở vị trí này, bến xe miền Tây mới đón đầu cả ba trục giao thông lớn ở cửa ngõ phía Tây của Thành Phố. Đồng thời mở ra nhiều ưu điểm đi lại khi kết nối trực tiếp với metro 3a, monorail số 2 và các tuyến bus. Hướng kết nối sẽ được mở rộng về tới trung tâm thành phố (metro). Đi xuyên qua nhiều khu đô thị như Phú Mỹ Hưng, Thủ Thiêm, Bình Quới, Thanh Đa (monorail số 2) và các quận, huyện lân cận (bus, BRT).
Vị trí bến xe miền Tây cũ sẽ triển khai gì?
Sau khi hoàn tất các khâu chuyển dời bến xe cũ ra khu vực mới, SAMCO sẽ chịu trách nhiệm tìm kiếm đối tác, khai thác mục đích kinh doanh các hạng mục thương mại thuộc khu đất trên. Chưa có thông tin cụ thể về vấn đề này, nhưng dự kiến SaiGon Co-op là đối tác số 1 hiện tại và quỹ đất tạm thời đang được đồn đoán sẽ triển khai Trung tâm thương mại – siêu thị Co-op Mart.
Theo Ông Lê Văn Pha, phó tổng giám đốc của SAMCO: “Với 46.000 m2 của bến xe miền Tây cũ, Samco sẽ chuyển đổi công năng một phần diện tích để phù hợp với quy hoạch tổng thể. Phần còn lại, SAMCO sẽ triển khai các công trình bến, bãi đõ xe, ga tàu điện ngầm để phục vụ giao thông công cộng cho Thành Phố”
Bến xe Miền Đông mới có quy mô hơn 16 ha (160.370,2 m2) được xây dựng tại Phường Long Bình, Quận 9, TP Hồ Chí Minh (khoảng 12,3 ha) và 1 phần trên Phường Bình Thắng, Thị xã Dĩ An, Bình Dương (3,7 ha). Nằm trên trục đường chính di chuyển là Xa Lộ Hà Nội và Quốc Lộ 1A.
Được khởi công xây dựng vào tháng 4/2017 với quy mô hơn 16 ha và vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng do Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn (Samco) làm chủ đầu tư. Theo quy hoạch chi tiết, Bến xe Miền Đông mới gồm bốn khu A, B, C, D; trong đó:
- Khu A là đất bến bãi, công trình công cộng và phụ trợ, với công trình cao nhất có 26 tầng, có diện tích 122.480m2 (chiếm 76,37%,).
- Khu B là trạm xe buýt (cao 2 tầng).
- Khu C là kho trung chuyển và giao dịch hàng hóa (cao 5 tầng).
- Khu D là khu thương mại dịch vụ (cao 15 tầng)